Thông tin đầy đủ và chuẩn nhất về nghi lễ cúng 49 ngày
Lễ cúng thất 49 ngày cho người mất là một trong những nghi lễ quen thuộc và không thể thiếu đối với người Việt. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho tươm tất và đầy đủ thì không phải ai cũng biết và lưu ý đến. Nối tiếp trong chuỗi bài viết về Phong thuỷ, hôm nay Đá Thiên Sơn xin gửi đến bạn tất tần tật thông tin về lễ cúng 49 ngày, từ khâu cần chuẩn bị những gì, cúng như thế nào, cúng sao cho đúng? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây!
Lễ cúng 49 ngày là gì?
Lễ cúng 49 ngày, hay còn gọi là chung thất hoặc lễ cúng giỗ đầu là một dạng tín ngưỡng, thủ tục dân gian được làm sau khi người khuất qua đời được 49 ngày. Ngoài ra, việc tổ chức cúng 49 ngày còn thể hiện tình cảm, sự kính trọng và luôn nhớ tới người mất.
Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày
Nhiều người thường thắc mắc nghi lễ cúng 49 ngày này xuất phát từ Phật Giáo hay phong tục của người Việt Nam? Thực ra nói nó bắt nguồn từ cả hai đều đúng. Đạo Phật đi đến đâu, tiếp xúc với nền văn hoá của nước đó, làm cho văn hoá trở nên dồi dào hơn. Cũng theo tinh thần của Phật Giáo, Chư Tổ luôn có lòng thương người vô bờ bến, chính vì thế Ngài đã có một phương pháp để con người trợ duyên cho người thân đã khuất.
Một số tài liệu có ghi chép lại rằng, một người sau khi mất, nếu người đó làm nhiều việc cực kỳ ác sẽ liền bị đoạ lạc vào cảnh xấu. Ngược lại, nếu người đó khi sống đã tích đức, làm nhiều việc thiện thì có thể sanh lạc ngay mà không cần chờ khoảng thời gian nào.
Tuy nhiên, con người chúng ta sống trên đời này đều có làm cả việc thiện, việc ác, nên cần phải trải qua một thời gian là 49 ngày để xem xét nghiệp. 49 ngày sẽ chia thành 7 ngày – tương ứng với 7 lần phán xét. Và nghiệp nào nặng, nghiệp nào nhẹ sẽ phân ra rõ ràng rồi tuỳ vào nghiệp đó mà tái sanh. Trong khoảng thời gian phân định nghiệp này, Chư Tổ mới dạy ta tổ chức những buổi cúng.
Lễ cúng 49 ngày nếu hiểu theo Phật Giáo sẽ là một buổi lễ tụng kinh và cầu nguyện, giúp chuyển nghiệp cho người mất. Còn theo phong tục Việt Nam là nghi thức cúng bái, có khâu chuẩn bị đồ ăn, hoa quả, lễ vật để hoàn thành nghi lễ.
Ý nghĩa của cúng giỗ đầu hay cúng 49 ngày là để khai thị cho người khuất. Trường hợp những người mất mà tâm thức của họ còn bám víu vào nhiều vấn đề ở trần gian như tiền bạc, hạnh phúc gia đình, cuộc sống,… chưa chấp nhận sự ra đi thì nhờ có buổi lễ chung thất, tâm họ được khai sáng, mở ra, từ đó có thể ra đi một cách nhẹ nhàng và thanh thản.
Với ý nghĩa trên thì nghi thức này hết sức cần thiết không chỉ đối với người đã mất mà với cả người còn sống. Nó được coi như là dấu mốc quan trọng để xem xét và quyết định âm hồn người khuất sớm được vãng sanh vào cảnh nào. Vì thế mà gia đình cần tổ chức cẩn thận, thành tâm và tránh phạm phải những điều cấm kỵ.
=>>> Tham khảo thêm: TOP 100+ câu đối hay và ý nghĩa nhất trên khu lăng mộ đá
Cúng 49 ngày cần chuẩn bị những gì?
Sắm lễ cúng 49 ngày cần những gì? Các mâm cỗ chay, cỗ mặn cúng 49 ngày có những món gì? Hoa quả chuẩn bị như thế nào là hợp lý? Đây đều là những câu hỏi phổ biến khi gia đình chuẩn bị cho nghi thức cúng giỗ đầu. Một số lễ vật cần thiết để cúng chung thất bao gồm:
Sắm lễ 49 ngày ngoài mộ
Thủ tục sắm lễ 49 ngày cũng không quá phức tạp, các lễ vật, vàng mã đều có thể mua tại địa phương. Gia chủ cần chuẩn bị những món đồ lễ sau đây:
- Tiền vàng: Từ 15 sấp trở lên
- Quần áo vàng mã: 2 – 3 bộ
- Nến
- Nhang
- Trái cây: Có thể mua giỏ trái cây nhiều loại quả như chuối, dưa hấu, thanh long, nho, hồng xiêm, trái Phật thủ,…
- Hoa cúc, hoa huệ hoặc hoa hồng
- Rượu trắng
- Một số vàng mã là đồ dùng cần thiết cho con người giống như ở dương gian như: bàn chải, lược, giày, dép, cốc, bát, đũa,…
Sắm lễ cúng 49 ngày ở nhà
Tương tự như cúng 49 ngày ngoài khu lăng mộ đá, lễ chung thất tại gia thì đồ lễ cũng giống như vậy, cần bổ sung thêm một số loại sau:
- Tiền vàng mã: 15 – 20 sấp
- Quần áo cho người mất
- Hương
- Trái cây
- Hoa đặt trên ban thờ
- Rượu trắng
- Nước lọc
- Một số vàng mã là đồ dùng cần thiết cho con người giống như ở dương gian.
Mâm cúng 49 ngày
Mâm cúng chung thất bao gồm những món chay, món mặn nào? Đối với từng vùng miền thì mâm cỗ cúng 49 ngày lại có những món ăn đặc trưng khác nhau. Miền Nam, miền Bắc và miền Trung sẽ có cách thức làm khác nhau. Bạn có thể tham khảo mâm cúng giỗ đầu của Đá Thiên Sơn nhé:
Mâm cúng chay
Mâm cỗ chay cúng 49 ngày, gia đình có thể làm một số món sau:
- Xôi đỗ, xôi trắng, xôi ngô, xôi gấc, xôi cốm hạt sen dừa (Tuỳ vào từng vùng miền hay gia đình)
- Giò, chả, nem chay
- Rau xanh
- Cơm hạt sen thập cẩm
- Chè
Mâm cúng mặn
Mâm cúng mặn 49 ngày thì thường có những món ăn như:
- Gà luộc
- Nem rán
- Bánh chưng
- Canh xương nấu với rau củ quả
- Thịt lợn
Lưu ý: Dù là cỗ mặn nhưng không nên nấu các món làm từ thịt mèo, thịt chó, thịt bò. Đây là một trong những kiêng kỵ gia đình cần lưu ý.
=>>> Xem thêm ngay: Các đồ lễ chuẩn bị cho nghi thức cải táng bốc mộ
Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng 49 ngày
Vậy có những kiêng kỵ, lưu ý gì mà gia đình phải lưu tâm để tránh những điều không may xảy ra? Trong quá trình thực hiện thủ tục, nghi lễ cúng 49 ngày cho người mất, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng hiếu nghĩa của người thân, con cháu dành cho người khuất.
Thêm vào đó, trong thời gian tổ chức nghi lễ giỗ đầu, mọi người không nên mặc quần áo quá sặc sỡ, nói chuyện cười đùa, vui vẻ quá trớn trong lúc Thầy đọc kinh. Điều này vừa không tôn trọng người chủ trì đang hành lễ, vừa không có lòng thành tâm tưởng nhớ người đã mất.
Theo phong tục của một số tỉnh thành phía Bắc, khi buổi cúng diễn ra thì thường người thân nhớ đến sẽ khóc thương rất nhiều. Việc này cũng không nên bởi như vậy người khuất sẽ khó lòng siêu thoát vì còn vương vấn trần gian.
Thứ nữa là phải dọn nơi thờ cúng thật sạch sẽ, không có các đồ uế tạc, bùa ngải trên ban thờ. Tất cả những lưu ý trên gia đình cần thực hiện một cách nghiêm túc, tránh ảnh hưởng đến người khuất. Vì khi người mất không thể siêu thoát thì cuộc sống của con cháu, người thân trong nhà cũng không được thuận lợi và yên ổn.
Văn mẫu khấn cúng 49 ngày
Đá Thiên Sơn xin gửi đến Quý khách mẫu văn khấn cúng 49 ngày ngoài mộ và tại gia. Đây là mẫu chuẩn được sử dụng nhiều và đúng nhất. Mời bạn cùng tham khảo:
Bài cúng 49 ngày ngoài mộ
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày………..tháng………..năm…………. (âm lịch), tức là ngày………….tháng………..năm…….. (dương lịch).
Tại địa chỉ:…………..
Con trai trưởng là: ……………
Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là Mẹ)/Vâng theo lệnh của phụ thân (nếu là Cha), các chú bác, anh rẻ cùng chị gái, em trai em gái và các dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm các lễ vật dâng lên bao gồm : Đọc tên các lễ vật đã sắm.
Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành.
Trước linh vị hiển chân linh. Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.
Tính đến nay Chung Thất tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.
Xin mời hiển
Xin mời hiển
Xin mời hiển
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng.
Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Văn cúng 49 ngày tại gia
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Hôm nay là ngày………..tháng………..năm…………. (âm lịch), tức là ngày………….tháng………..năm…….. (dương lịch).
Tại địa chỉ:…………..
Con trai trưởng là: ……………
Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là Mẹ)/Vâng theo lệnh của phụ thân (nếu là Cha), các chú bác, anh rẻ cùng chị gái, em trai em gái và các dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm các lễ vật dâng lên bao gồm: Đọc tên các lễ vật đã sắm.
Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành.
Trước linh vị hiển chân linh.
Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.
Tính đến nay Chung Thất tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.
Xin mời hiển
Xin mời hiển
Xin mời hiển
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng.
Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Trên đây là tất cả thông tin về nghi thức cúng 49 ngày cho người mất cả ở ngoài mộ và tại gia. Tóm lại, việc siêu độ tốt nhất vẫn phải dựa vào sự đức độ, hành thiện, sống có tốt không của con người khi còn sống.
Trích kinh Địa Tạng: “Sau khi người mạng chung, hàng quyến thuộc lớn nhỏ, vì người chết mà làm các điều phước lợi, tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức, người chết hưởng một phần, còn sáu phần công đức người sống hưởng. Vì cớ ấy nên những thiện nam tín nữ ở hiện tại và vị lai, nghe lời nói này nên cố gắng tu hành sẽ hưởng trọn phần công đức”.
Vì lẽ trên mà mọi người nên làm việc thiện, luôn hướng đến những điều tốt đẹp, giúp đỡ người khác,… Quý khách muốn tư vấn thêm về kiến thức phong thuỷ, thi công, thiết kế các sản phẩm về đá như lăng mộ đá, kiến trúc đá, mộ đá, đồ thờ đá,… xin vui lòng truy cập website dathienson.vn hoặc liên hệ theo thông tin dưới đây:
Công ty TNHH MTV Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn
Hotline: 0912 46 56 56 (Mr. Dương)
Email: dathiensonnb@gmail.com
Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Chúc Quý vị thật nhiều sức khỏe, luôn may mắn và thành công trong cuộc sống!
Đá Thiên Sơn – Tinh hoa đá Việt