Tinh hoa đá việt

Email:dathiensonnb@gmail.com

100%
100% Tự nhiên
Uy tín
Uy tín chất lượng
Chế tác
Chế tác tinh xảo
Hotline
Hotline 0912.46.56.56

Tượng La hán bằng đá

Liên hệ

VÌ SAO CHỌN ĐÁ MỸ NGHỆ THIÊN SƠN

  • 100% đá tự nhiên
  • Mẫu mã đa dạng
  • Chế tác tinh xảo
  • Nghệ nhân tài hoa, giàu kinh nghiệm
  • Giá tốt nhất thị trường
  • Bảo hành trọn đời
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng

Đá Thiên Sơn là đơn vị có truyền thống lâu đời và uy tín chuyên điêu khắc các sản phầm về đá mỹ nghệ đẹp, tinh xảo như Lăng Mộ Đá, Tượng Đá, Chân cột đá, Lan Can Đá, đá lát nền… Các công trình kiến trúc tâm linh. Nhận thi công và lắp đặt toàn quốc.

Liên hệ ngay: 0912 46 56 56 (Mr. Dương)

Email: dathiensonnb@gmail.com

Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình

Đá Thiên Sơn – Tinh hoa đá Việt

Tượng La Hán bằng đá hay còn gọi là bộ tượng đá 18 vị La Hán, tượng Thập Bát La Hán bằng đá. Toàn bộ được làm bằng đá tự nhiên nguyên khối tại làng đá truyền thống Ninh Vân – Ninh Bình, dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân tài giỏi, kinh nghiệm lâu năm. Mỗi vị La Hán mang hình dáng, thần thái và tư thế khác nhau truyền tải những ý nghĩa và thông điệp khác nhau.

Thiên Sơn – một trong những đơn vị chế tác và cung cấp tượng Phật La Hán uy tín và chất lượng hàng đầu tại Ninh Vân. Dưới bàn tay của những nghệ nhân và thợ điêu khắc đá lâu năm những bức tượng La Hán được thế hiện một cách sống động, chân thật và tinh tế nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về dòng tượng đá mỹ nghệ này trong bài viết hôm nay. Quý vị nào muốn thỉnh tượng Thập Bát La Hán hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Bộ tượng 18 vị La Hán bằng đá trắng cẩm thạch cao cấp
Tượng A-la-hán trong sân vườn

Nguồn gốc tượng La Hán bằng đá

Thập Bát La Hán là 18 đệ tử đắc đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni, được cử ở lại nhân gian hộ trì chánh pháp. Tại nhân gian, họ được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu. Các vị La Hán đều đã tu luyện đến cực hạn, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi còn được gọi là Vô Cực Quả hay Giả Vô Học Quả. Có thể xem họ là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo.

Các vị La Hán đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, thoát mê dục, thân tâm thanh tịnh, cắt đứt tất cả những cảm xúc nhiễu loạn việc tu hành, không còn chịu khổ đau, sinh tử, luân hồi. Tu hành đã đạt viên mãn để dẫn độ chúng sinh hành thiện, tích đức.

Sự tích về các vị La Hán được viết trong Pháp Trụ Ký – cuốn sách do Đại A La Hán – Nan Đề Mật Đa La trước thuật và được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600 – 664) dịch ra chữ Hán. Trong cuốn sách này chỉ đề cập đến 16 vị La Hán. Sau này bổ sung thêm 2 vị.

Bộ Tượng Thập Bát La Hán bằng đá trong chùa Bái Đính
Tượng Thập Bát La Hán đặt trong khuôn viên chùa

Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán là của Tô Đông Pha (người Bắc Tống – Trung Quốc). Ông cùng một vị đại sư đã vẽ ra Thập Bát La Hán thư. Theo dòng chảy của thời gian, có nhiều thay đổi và bổ sung, thêm bớt và hoán vị. Nhưng nhìn chung giá trị cốt lõi vẫn lấy từ cuốn sách này.

Tượng La Hán bằng đá là bộ tượng đặc trưng của Phật giáo, phục vụ tín ngưỡng của các đệ tử nhà Phật. Bộ tượng gồm 18 vị La Hán với tên gọi, hình dáng khác nhau, mỗi người đảm nhận chức trách và đại diện cho những phẩm hạnh khác nhau. Mỗi bức tượng La Hán là một kiệt tác để đời, không chỉ là thành tuyệt vời của ngành điêu khắc mà còn mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo vô cùng cao cả. Tuy cuộc đời của các vị La Hán đềi siêu nhiên và kỳ bí nhưng lại rất đỗi gần gũi với chúng sinh.

Ý nghĩa tượng La Hán bằng đá

A La Hán được phiên âm từ trong tiếng Phạn là Arahat, trong Phật giáo danh xưng này mang 3 ý nghĩa là Sát Tặc, Vô Sanh và Ứng Cúng. Cùng Đá Thiên Sơn luận giải về từng ý nghĩa này:

Sát Tặc: Diệt sạch mọi phiền não trong tâm. Phật Pháp dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng và sự hoài nghi. Chúng là những nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm, mang tới phiền não, làm trở ngại chí tu hành, mang tới tình cảm tai hại. Mọi sự phiền não có gốc ngọn như thế nào, các vị La Hán đề có thể diệt bỏ hết.

Bộ Tượng 18 vị La Hán bằng đá đặt trong khuôn viên sân vườn
Bộ tượng đá 18 vị La Hán mang tính giáo dục rất cao

Vô Sanh: Từ này đồng nghĩa với Niết Bàn. Ý chỉ rằng, 18 vị Phật La Hán đã đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh, bất sanh bất diệt. Hiểu một cách đơn giản là các Ngài đã đạt đến cảnh giới không còn sinh tử luân hồi.

Ứng Cúng: Trong nhà Phật còn gọi là Chính quả La hán. Các Ngài đã đoạn diệt với tất cả phiền muộn, những nguyên nhân dẫn đến sinh tử lưu chuyển, cả người đã đạt đến độ thanh tĩnh, được trời cung dưỡng. Ứng Cúng mang ý nghĩa khẳng định là các vị La Hán xứng đáng cho trời người cúng dường.

Các mẫu tượng trong bộ Thập Bát La Hán bằng đá

Hình tượng đá 18 vị La Hán trong Phật Giáo được phóng tác theo truyền thuyết. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình tượng La Hán bằng đá trong các ngôi chùa lớn như chùa Bái Đính, chùa Tây Phương,…. Vậy, có những vị La Hán nào? Hãy cùng Đá Thiên Sơn chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tọa lộc La Hán

Tên của Ngài Là Tân Đầu Lô Phả Đọa nên còn được gọi là Tân Đầu Lô Tôn Giả. Ông xuất thân từ dòng Bà-la-môn là đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền.

Tượng Tạo Lộc La Hán bằng đá khắc họa hình ảnh một vị A-la-hán ngồi trên lưng con Hươu, hai chân vắt chéo rất thong dong, tự tại. Hình ảnh này chứng minh cho những tháng ngày tu thành chính quả.

Hai mẫu tượng đứng đầu trong bộ 18 tượng La Hán bằng đá
Tọa Lộc và Khánh Hỷ La hán

Khánh Hỷ La hán

Vị La Hán này còn được gọi là Già La Già Phạt Tha Tôn Giả. Bức tượng khắc họa với gương mặt lúc nào cũng tươi cười phúc hậu. Hình tượng này mang ý nghĩa giáo dục rất cao, muốn thu phục nhân tâm phải lấy sự chân thành đối đãi, bỏ ác theo thiện. Cùng với đó, phải nỗ lực tinh tấn tu tập, rèn luyện biện tài thuyết pháp mới chiêu phục được lòng người.

Trong kinh Phật cũng nói rằng, Khánh Hỷ La Hán là người phân biệt thị phi rõ nhất. Bởi khi chưa xuất gia, Ngài là người ăn nói cẩn trọng, tuân thủ khuôn phép, không để phát khởi bất kỳ ý nghĩ xấu xa nào. Hình ảnh này cũng khuyên chúng ta phải giữ gìn lấy thân, lấy miệng và lấy tâm của mình, không chìm trong thù hận hay bất cứ ý nghĩa xấu xa nào.

Cử Bát La Hán

Vị La Hán này có tên là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà (Kanaka Bharadvaja) nên còn được gọi là Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả. Hình ảnh nhận diện của mẫu tượng Cửu Bát La Hán là Ngài luôn mang theo bên mình chiếc bát sắt.

Khất thực là một trong những việc không thể thiếu đối với các nhà chân tu, đó là cách để rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nhục và cả lòng từ bi. Ý nghĩa của bức tượng La Hán bằng đá này là khuyên chúng sinh hãy tin tưởng vào Phật Pháp và tu tập liên tục mới mong giải thoát khỏi vô minh, sự phiền não.

Tượng La Hán Cử Bát và Thác Tháp bằng đá trắng tự nhiên
Cử Bát và Thác Tháp La hán bằng đá

Thác Tháp La Hán

Đây chính là Tô Tần Đà Tôn Giả – một vị A-la-hán rất tinh nghiệm, nhiệt tình giúp đỡ người khác, nhưng lại ít nói và giao tiếp không hay. Nhưng điều này chẳng ảnh hưởng gì đến vấn đề giác ngộ. Với sự nghiêm túc, một lòng tu tập Ngài đã được chứng quả La Hán. Điều này có nghĩa là, dù bạn là ai, là người như thế nào nhưng trong tâm có Phật, biết tu tập sẽ thành chính quả, đạt được giải thoát.

Tượng Thác Tháp La Hán luôn có một bảo tháp thu nhỏ được Ngài đặt trên tay, nâng lên ngang ngực. Đây là tháp thờ xá lợi Phật, Ngài giữ tháp bên mình là đang giữ mạng mạch Phật Pháp.

Tĩnh Tọa La Hán

Còn được gọi là Nặc Cư Tôn Giả, hình tượng được khắc họa với dáng ngồi kiết già trên phiến đá. Bức tượng La Hán bằng đá này mang ý nghĩa khuyên răn chúng sinh rằng: bằng con đường tu tập chân chính, công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ, sức nhẫn nhục bền bỉ, nghiêm trì tịnh giới mới đạt được định lực không thối chuyển.

Điêu khắc tượng Thập Bát La Hán bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng La Hán Tĩnh Tọa và Quá Giang

Quá Giang La Hán

Tên gọi của ngày Là Bạt-đà-la nên còn được gọi là Bạt Đà La Tôn Giả. Theo truyền thuyết, vị La Hán này rất thích tắm rửa, ngày có thể tắm cả chục lần. Ngài cũng người quản việc tắm rửa của Phật Tổ. Trong Phật pháp, tắm – không chỉ là tẩy rửa thân thể mà còn là tẩy rửa những ô uế trong tâm, gột sạch tham – sân – si và mọi phiền não để tâm thanh tịnh.

Sau này, khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, ông đã vượt sông, vượt biển đi khắp nơi truyền bá Đạo Phật, nên được gọi là Quá Giang La Hán. Và đây là hình ảnh tượng điêu khắc bằng đá của vị La Hán này.

Kỵ Tượng La Hán

Trước khi xuất gia ông làm nghề huấn luyện voi, có tên là Ca-lý-ca. Cho nên khi được chứng quả thành A-la-hán được gọi với danh xưng là Kỵ Tượng La Hán hay Già Lý Già Tôn Giả. Hình tượng của Ngài rất dễ nhận ra. Ngài luôn luôn ngồi trên lưng voi với dáng vẻ trang nghiêm, hai tay nâng cuốn thư.

Tượng Thập Bát La Hán đá đặt ngoài trời
Tượng Kỵ Tượng La Hán và Tiếu Sư La Hán

Tiếu Sư La Hán

Vị này là Đốc La Phật Đa La Tôn Giả được khắc họa với hình ảnh khá mạnh mẽ và dữ tợn. Bởi trước khi xuất gia ngài làm nghề thợ săn. Bên chân ngài luôn có một con sư tử quấn quýt nên được gọi là Tiếu Sư La Hán hay La Hán Đùa Sư Tử.

Khai Tâm La Hán

Ngài là một Bà-la-môn nổi danh, được chứng kiến sự nhiệm màu của đức Phật nên quy y xin làm đệ tử. Sau 7 năm khổ hạnh thì được chứng quả thành A-la-hán với tên là Khai Tâm La Hán hay còn gọi là Tuất Bác Già Tôn Giả.

Bức tượng La Hán bằng đá này được điêu khắc với hình ảnh một vị tôn giả vạch áo bày ngực để hiển lộ tâm Phật. Quý Phật tử khi thấy tượng Ngài sẽ tự khắc hiểu được đức tin bất diệt, sự nhiệm màu của Phật Pháp làm cho con người trở nên khai sáng ra sao.

Tượng A-la-hán đẹp bằng đá trắng tự nhiên nguyên khối
Mẫu tượng Khai Thâm và Thám Thủ La hán đá tự nhiên

Thám Thủ La Hán

Đây chính là Bán Thác Già Tôn Giả, xuất hiện ấn tượng với hình ảnh đưa hai tay lên cao, cổ hướng lên trên thở ra một hơi dài. Dáng vẻ của bức tượng trông vô cùng sảng khoái, điều đó thể hiện cho sự giác ngộ sau khi thiền định, tu tập Phật Pháp.

Trầm Tư La Hán

Hầu La Tôn Giả trước khi xuất gia là người có tính vương giả, hay trêu ghẹo người khác. Nhưng sau khi đi giác ngộ và tu hành Phật pháp Ngài trở thành vị Tỳ Kheo khiêm cung nhẫn nhục, không tranh hơn thua, bỏ được thói hư tật xấu trước đó.

Với đức tính lặng lẽ, không thích tranh cãi hơn thua, bình thản đón nhận mọi điều nên Ngài được tặng danh hiệu là La hán Trầm Tư. Tượng của Ngài được khắc họa với dáng ngồi ung dung, một tay chống cằm, mắt nhắm.

Tượng đá Thập Bát La Hán đẹp, kiểu dáng sống động như thật
Hai vị Trầm Tư và Khoái Nhĩ La Hán

Khoái Nhĩ La Hán

Tượng La Hán bằng đá này còn được gọi là Na Già Tê Na Tôn Giả, trong tiếng Phạn Na-già-tê-na (Nagasena) có nghĩa là quân đội của Rồng, tượng trưng cho sức mạnh thiên nhiên.

Ngài chuyên tu về nhĩ căn, nên tượng điêu khắc là hình ảnh một vị tôn giả đang ngoáy tai. Hình ảnh này mang ý nghĩa răn dạy chúng ta hãy học cách lắng nghe để suy nghĩ thấu đáo hơn, thông suốt mọi điều.

Bố Đại La Hán

Vị này là Yết Đà Tôn Giả, được khắc họa với hình tượng một người mập mạp, bụng to, mang theo túi vải lớn bên mình giống như một hiện thân của Bồ Tát Di Lặc. Mẫu tượng đá này trong bộ Thập Bát La Hán mang ý nghĩa sâu sắc về lòng nhân từ. Trong đạo ý nhà Phật, từ bi là cốt lõi của mọi hạnh nguyện.

Tượng 18 vị la hán bằng đá tự nhiên cao cấp
Ba Tiêu La Hán và Bố Đại La Hán bằng đá trắng

Ba Tiêu La Hán

Bức tượng La Hán bằng đá khắc họa chân dung một vị tôn giả đang tọa tiền trên phiến đá lớn hoặc đang ngồi nghỉ ngơi, tay cầm chuỗi hạt, mình thể trần. Được biết, vị La Hán này lúc sinh thời có tên là Phạt-na-bà-tư nên còn được được Phạt Na Bà Tư Tôn Giả. Sở dĩ có cái tên Ba Tiêu là vì khi xuất gia ông thường đứng dưới cây chối dụng công.

Trường Mi La Hán

Ngài còn được gọi là A Thị Đa Tôn Giả thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết thì ngay từ khi sinh ra Ngài đã có cặp lông mày rủ xuống, chính là điềm báo kiếm trước là một nhà tu hành.

Sau khi được chứng quả La Hán, Tôn Giả A Thị Đa vẫn thường du hóa trong dân gian, nhờ sự hoàng dương của Ngài đã giúp Phật Giáo trở nên hưng thịnh ở Ấn Độ. Bức tượng điêu khắc Trường Mi La Hán bằng đá gắn liền với sự từ bi, đức hạnh và lòng tin vào đức Phật.

Tượng La Hán bằng đá được điêu khắc sẵn với số lượng lớn tại xưởng
Hình tượng Trường Mi và Kháng Môn La Hán

Kháng Môn La Hán

Danh hiệu Kháng Môn La Hán được Phật Thích Ca ban tặng nhờ vào thái độ tu tập, thực hành nhẫn nại của Ngài, là tấm gương cần cù nhẫn nại. Tượng La Hán bằng đá này khắc họa một vị tu hành trên tay cầm gậy có treo một chiếc chuông nhỏ. Nhiều mẫu tượng khắc họa đó là một cây gậy có nhiều khoen tròn. Đây là vật mà đức Phật ban tặng, giúp Ngài khất thực mà không cần gõ cửa.

Hàng Long La Hán

Đây là vị La Hán được bổ sung thêm sau này. Còn được gọi là Già Diệp Tôn Giả, tên là Nan-đề-mật-đa-la. Đây là vị Đại La Hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Hình tượng phác họa chân dung một vị la hán mạnh mẽ đang trong tư thế chiến đấu với một con rồng.

Tượng Hàng Long và Phục Hổ la hán bằng đá cẩm thạch cao cấp
Hàng Long và Phục Hổ là hai tượng La Hán vô cùng oai phong

Phục Hổ La Hán

Vị la hán được bổ sung thứ hai và cũng là vị la hán cuối cùng trong bộ tượng La Hán bằng đá. Ngài có tên là Đạt Ma Đà La. Sở dĩ có tên Phục Hổ là vì truyền thuyết kể rằng, Ngài đã 3 lần thu phục một con hổ, đem nó về núi cho tu hành. Tượng của Ngài.

Tượng Phục Hổ La Hán bằng đá tự nhiên được khắc họa với hình ảnh vô cùng dũng mãnh, thân hình tráng kiện, ngồi trên lưng một con hổ lớn. Hình tượng này như một minh chứng cho sức mạnh của Phật pháp, có thể hàng phục muôn loài.

Qua hình tượng của 18 vị La Hán bằng đá tự nhiên này Quý vị cũng nhận thấy: Dù bạn là ai, làm nghề gì, đã từng xấu xa ra sao chỉ cần thật tâm phát nguyện tu tập theo gương các Ngài, tu tập Phật pháp tất sẽ thành chính quả.

Vị trí và cách sắp xếp tượng La Hán bằng đá

Vị trí đặt tượng

Bộ tượng Thập Bát La Hán bằng đá tự nhiên chủ yếu xuất hiện trong khuôn viên của các ngôi chùa, ở lối đi dẫn vào chính điện – nơi thờ các vị Phật. Đúng như ý nghĩa, các vị La Hán là người dẫn dắt chúng ta đến với Đức Phật, khai lối cho con người quy y cửa Phật.

Bộ tượng đá 18 vị La Hán cũng có thể đặt ở tư gia, trong khuôn viên những căn biệt thự, nhà vườn hay lâu đài rộng lớn. Có những mẫu tượng 18 vị La Hán mini hoặc kích thước nhỏ có thể đặt trong nhà.

Tượng La hán kích thước lớn trong hành lang chùa
Đặt tượng La Hán trong chùa

Thỉnh tượng La Hán bằng đá về đặt tại nhà vừa mang ý nghĩa tôn giáo vừa có giá trị phong thủy. Chọn vị trí đặt phải thật cẩn thật để nhận được sự che chở cũng như may mắn, tài lộc.

Theo các chuyên gia phong thủy, trong trường hợp này Quý vị nên đặt tượng hướng ra cửa hoặc cổng để bảo hộ gia chủ. Đặt tượng tại vị trí và hướng hợp với tuổi, mệnh của gia chủ như vậy sẽ đem lại nguồn vượng khí tốt nhất, hóa giải được các sát khí, nguồn năng lượng xấu.

Bên cạnh đó, còn cần phải chú ý đến những điều cấm kỵ về vị trí như: Tuyệt đối không đặt tượng trên nền nhà. Tránh đặt tượng tại các vị trí nhà bếp, cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hay những nơi tối tăm,….

Cách sắp xếp tượng Thập Bát La Hán bằng đá

Về cách đặt, bộ tượng được chia làm hai dãy, mỗi bên 9 vị ở hai bên. Tượng La Hán bằng đá thường điêu khắc trong tư thế ngồi trên các bệ đá tự nhiên, gốc cây. Còn các mẫu tượng 18 vị La Hán đẹp ở các tỉnh phía Nam trong tư thế cưỡi trên lưng thú.

Tượng đá Thập Bát La Hán trong sân chùa
Bộ tượng a-la-hán đặt ngoài trời

Báo giá tượng Phật La Hán bằng đá tự nhiên

Khi mua tượng Thập Bát La Hán hay bất cứ mẫu tượng Phật bằng đá nào, ngoài thẩm mỹ đẹp và chuẩn thì báo giá là yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Không có mức giá cố định nào cho dòng sản phẩm này. Việc tính toán giá sẽ được thực hiện dựa trên các yếu tố về chất liệu, kích thước, kiểu dáng, chi phí vận chuyển, thi công lắp đặt,….

Chất liệu làm tượng đá 18 vị La Hán

Đây là yếu tố quyết định hàng đầu đến giá bán tượng Phật La Hán bằng đá. Ở đây Thiên Sơn chỉ đề cập đến các loại đá tự nhiên nguyên khối, không bao gồm tượng bằng bột đá, đá nhân tạo.

Xu hướng điêu khắc tượng Phật đá tự nhiên hiện nay chuộng nhất là đá trắng, đá vàng, đá xanh (xanh đen và xanh rêu),… cao cấp hơn thì có ngọc hoàng long, đá xanh ngọc, đá xanh Ấn Độ,…. Mỗi loại chất liệu đá sẽ mang tới giá trị khác nhau về chất lượng, thẩm mỹ nên giá cũng chúng cũng khác nhau.

Giá chất liệu đầu vào khác nhau, nên chắc chắn báo giá bộ tượng La Hán bằng đá trắng cẩm thạch sẽ khác với bộ được làm bằng đá xanh Ninh Bình, đá xanh rêu Thanh Hóa,….

Tượng La Hán bằng đá tự nhiên đặt trong khuôn viên sân vườn
Bộ tượng đá 18 vị la hán đá trắng, kích thước lớn

Kích thước tượng đá La Hán

Giá bán tượng Thập Bát La Hán bằng đá sẽ tỷ lệ thuận với kích thước. Bộ tượng có kích thước càng lớn, giá thành sẽ càng cao. Hiện nay, tại Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn chúng tôi cung cấp mẫu tượng này với rất nhiều kích thước khác nhau. Từ các mẫu tượng Thập Bát La Hán nhỏ: 50cm, 70cm, 90cm, 110m,… cho đến các mẫu tượng lớn khoảng 1m5, 2m, 3m, 4m, 5m,…. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thiết kế và chế tác tượng La Hán bằng đá theo kích thước yêu cầu.

Kiểu dáng bộ tượng

Chúng tôi muốn nói chung về cả hình dáng, tư thế bức tượng và cả các yếu tố đi kèm như bệ đỡ, tượng linh thú, cây trượng,…. Sản phẩm có kiểu dáng phức tạp sẽ đòi hỏi thời gian chế tác lâu hơn, yêu cầu tay nghề thợ cao, khéo léo và tỉ mỉ. Nên chắc chắn, báo giá sẽ cao hơn những mẫu có hình dáng, hoa văn đơn giản.

Tượng La Hán sản xuất tại xưởng có giá thành tốt hơn
Mua tượng tại xưởng sản xuất trực tiếp

Đơn vị cung cấp tượng đá

Tượng La Hán bằng đá từ xưởng sản xuất trực tiếp bao giờ cũng có giá rẻ hơn từ các cửa hàng thương mại. Bởi vì, các cửa hàng chỉ là bên trung gian, mua sản phẩm về để phân phối, chắc chắn họ phải đưa giá lên cao để có lợi nhuận. Mỗi đơn vị sẽ có báo giá khác nhau, cho nên Quý vị cần phải tìm hiểu và tham khảo ít nhất 5 đến 7 nơi, trước khi đưa ra quyết định.

Nếu bạn muốn nhận báo giá từ đơn vị xưởng điêu khắc tượng đá trực tiếp, vui lòng liên hệ số HOTLINE 0912 465 656.

Địa chỉ mua tượng La Hán bằng đá uy tín, giá tốt

Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông, Đá Xuân Mạnh hiện là một trong những cơ sở tiêu biểu có lịch sử lâu năm, quy mô bậc nhất của làng đá mỹ nghệ Ninh Vân – Ninh Bình. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các mẫu tượng Phật đá như: tượng đá Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá, Tượng Phật A Di Đà, Phật Địa Tạng Vương bằng đá,…..

Tượng La Hán cũng là một trong những sản phẩm được đặt chế tác nhiều nhất tại xưởng đá Thiên Sơn. Sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu về kích thước, kiểu dáng, hoa văn và cả các tiêu chuẩn phong thủy.

Tượng đá được hoàn thiện bởi những nghệ nhân hàng đầu – sở hữu danh hiệu “Bàn Tay Vàng” danh giá. Họ đều là những người con ưu tú của Ninh Vân, đã gắn bó rất nhiều năm cùng với Thiên Sơn.

Bộ tượng la hán lớn bằng đá trắng tự nhiên
Tượng La Hán giá tốt, thi công trọn gói

Sản phẩm được cam kết về chất lượng, đảm bảo 100% đá tự nhiên nguyên khối theo yêu cầu từ Quý khách hàng. Bộ tượng La Hán bằng đá có vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời cùng độ bền vượt thời gian. Dù đặt nơi vườn chùa hay bất cứ không gian ngoài trời nào cũng vẫn bền bỉ, trường tồn cùng năm tháng.

Không chỉ bán mà chúng tôi còn hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt bộ tượng 18 vị La Hán bằng đá tận nơi, cho dù Quý vị ở Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên hay Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, TP HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai,….

Chất lượng kèm với dịch vụ tận tâm và mức giá thành tốt nhất thị trường đã giúp Thiên Sơn ngày càng đón nhận nhiều sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ hơn nữa, mang đến những giá trị tốt nhất cho Quý khách hàng.

Liên hệ ngay để được tư vấn và phục vụ tốt nhất!

Công ty TNHH MTV Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn

Hotline: 0912 465 656 (Mr. Dương)

Email: dathiensonnb@gmail.com

Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình

Chúc Quý vị thật ngày càng thành công, Phúc – Lộc – Thọ tràn đầy!

Đá Thiên Sơn – Tinh hoa đá Việt

Chất liệu

Đá trắng, Đá tự nhiên, Đá Xanh

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tượng La hán bằng đá”