Tinh hoa đá việt

Email:dathiensonnb@gmail.com

100%
100% Tự nhiên
Uy tín
Uy tín chất lượng
Chế tác
Chế tác tinh xảo
Hotline
Hotline 0912.46.56.56

Tượng Phật Thích Ca bằng đá

(1 đánh giá của khách hàng)

Liên hệ

VÌ SAO CHỌN ĐÁ MỸ NGHỆ THIÊN SƠN

  • 100% đá tự nhiên
  • Mẫu mã đa dạng
  • Chế tác tinh xảo
  • Nghệ nhân tài hoa, giàu kinh nghiệm
  • Giá tốt nhất thị trường
  • Bảo hành trọn đời
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng

Đá Thiên Sơn là đơn vị có truyền thống lâu đời và uy tín chuyên điêu khắc các sản phầm về đá mỹ nghệ đẹp, tinh xảo như Lăng Mộ Đá, Tượng Đá, Chân cột đá, Lan Can Đá, đá lát nền… Các công trình kiến trúc tâm linh. Nhận thi công và lắp đặt toàn quốc.

Liên hệ ngay: 0912 46 56 56 (Mr. Dương)

Email: dathiensonnb@gmail.com

Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình

Đá Thiên Sơn – Tinh hoa đá Việt

Ở đâu có Phật giáo là ở đó có Ngài Thích Ca – người đã khai sinh ra Đạo Phật, là vị giáo chủ của cõi Ta Bà. Tượng Phật Thích Ca bằng đá được thờ phụng trong nhiều ngôi chùa, đền miếu, việc thỉnh tượng về thờ tại gia cũng không có gì hiếm lạ.

Muốn chọn mua được mẫu tượng Thích Ca đẹp, toát nên được từ dung của đấng Thần Phật thì nhất định quý phật tử, quý sư thầy phải chọn những địa chỉ điêu khắc uy tín, có tay nghề cao và có sự am hiểu về Phật giáo.

Để hiểu rõ hơn về tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá, báo giá và địa chỉ mua tốt nhất, mời quý vị cùng Đá Thiên Sơn tìm hiểu ngay sau đây.

Hình tượng chung của Phật Thích Ca
Hình ảnh Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Đôi nét về Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca là ai?

Phật Thích Ca Mâu Ni hay Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là đấng sáng lập ra đạo Phật, một nhân vật có thật trong lịch sử. Xuất thân của người là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, hạ sinh vào ngày 8 tháng 4 (Âm Lịch), năm 624 TCN.

Cha Ngài là của vua Tịnh Phạn, người đứng đầu của tiểu quốc Thích Ca (một tiểu quốc nằm dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), ở giữa Ấn Độ và Nepal). Mẹ là hoàng hậu Maya, người của tiểu quốc Koli.

Ngay từ lúc sinh ra, Thái tử đã có đầy đủ 32 tướng tốt, dưới 2 lòng bàn chân có hình bánh xe ngàn căm. Tên gọi Tất-Đạt-Đa (Siddhartha) có nghĩa là “người thành đạt mọi nguyện vọng”.

Được sống trong nhung lụa, hưởng vinh hoa phú quý từ nhỏ những Thái tử Tất Đạt Đa vẫn thấy cuộc sống không trọn vẹn. Ông đã sớm từ bỏ địa vị là người kế thừa ngôi báu quyết tâm tu hành, lên đường tìm chính đạo.

Sau 6 năm khổ hạnh, đến khi 35 tuổi ông đạt được giác ngộ chính pháp, trở thành Phật Toàn Giác, bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Người có Thập hiệu bao gồm: Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen thuyết giáo cho chúng đệ tử
Tượng Phật Thích Ca và chúng đệ tử

Và từ đó cho đến cuối đời (khoảng 45 năm), Ngài dành để truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật Pháp trên khắc khu vực Đông và Nam của tiểu lục địa Ấn Độ cổ đại. Các giáo Pháp mà Đức Phật truyền bá đã đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của Đạo Phật ngày nay.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về gia thế, cuộc đời, con đường tu hành, đắc đạo và truyền bá Phật giáo của đức Thế Tôn, bạn có thể xem thêm các tư liệu khác từ: sách báo, phim ảnh, internet,… có rất nhiều.

Ý nghĩa danh hiệu Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trong Phật giáo, việc thờ tượng Thích Ca bằng đá không giống như thờ các vị Thần linh. Mối quan hệ giữa Đức Thế Tôn với các tín đồ là mối quan hệ sư đạo. Ngài chính là người Thầy dẫn dắt chúng ta đến với con đường tu hành đắc đạo. 

Đó cũng là ý nghĩa cho từ Bổn Sư. Trong đó, “Bổn” là gốc, “Sư” là thầy nghĩa của từ “Bổn Sư” chính là Bậc thầy gốc.

“Thích Ca Mâu Ni” là cách gọi trong tiếng Ấn Độ, dịch nghĩa sang Hán tự thì “Thích Ca” mang nghĩa Năng Nhân và “Mâu Ni” mang nghĩa Tịch Mặc (cũng có thể hiểu là Tịch Diệt).

Hai mẫu tượng Phật Thích Ca cầm bông sen trắng
Phật Thích Ca là biểu tượng của chân tâm từ bi, hướng thiện, trí tuệ sáng ngời

Năng Nhân được hiểu là sức mạnh của lòng từ bi, nhân đức. Sức mạnh này mang đến cho đức Phật năng lượng vĩ đại để cứu khổ cho chúng sinh. Danh hiệu của Ngài là để xướng lên cái tâm nhân từ của tất cả mọi người, là sức mạnh khai sáng và chuyển hóa mọi đau khổ của chúng sinh, giúp con người đạt thành giác ngộ.

Tịch Diệt mang ý nghĩa là thanh tịnh và tiêu trừ. Hiểu đúng có nghĩa là diệt đi tất cả vọng tưởng, tạp niệm giữ cho tâm – thân thanh tịnh. Theo các hiểu là “Tịch Mạc” – Tịch là trí tuệ thấu đáo ngoại cảnh, còn Mặc là trí tuệ đối diện với chính bản thân chúng ta. Trong cuộc đời của mình, những thành bại, thịnh suy, vinh nhục,… không có thứ gì có thể dao động được sự tịnh tu của Ngài.

Ý nghĩa tượng đức Thích Ca Mâu Ni bằng đá

Tượng Phật Thích Ca bằng đá ngự trên đài sen mang ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Hoa Sen là loài hoa biểu tượng của nhà Phật, biểu thị cho sự thuần khiết, thanh tịnh và sinh hóa hồn nhiên. Đúng như câu thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, dù sống trong bùn nhơ nhưng sen vẫn sự được vẻ đẹp thanh khiết, hương thơm tuyệt mỹ.

Cũng giống như đức Thích Ca Mâu Ni, Ngài vốn là một con người chân thực như chúng ta, có danh vọng, địa vị, gia đình nhưng Người không bị dục lạc làm ô nhiễm, vẫn giữ được tâm hồn trinh bạch. Vượt ra khỏi sợi dây gia đình trói buộc tìm đến con đường tu đạo.

Chiêm bái, thờ phụng tượng Phật Thích Ca bằng đá mang ý nghĩa giữ trọn tâm Phật, không làm điều sai trái. Dù cuộc sống có nhiều cạm bẫy cám dỗ nhưng phải luôn giữ cho phần “người” không bị tha hóa.

Tượng Phật Thích Ca ngồi tọa trên đỉnh núi, từ xa để tự nhà Phật cũng có thể chiêm bái, cầu nguyện
Tượng Đức Thế Tôn đặt trên đỉnh núi

Đôi mắt tượng Phật mở 3/4 dáng nhìn xuống đăm chiêu biểu thị quan sát nội tâm. Giáo lý nhà Phật là những giáo lý nội quan, phản chiếu nội tâm để tự giác ngộ. Tâm là thứ tạo ra hành đồng và mọi nghiệp quả. Những ai ngộ được tư tâm, sẽ thấy được vũ trụ, nhân sinh.

Đức Phật dạy ta về Nhân Quả, gieo nhân thế nào ắt sẽ gặp quả thế ấy. Một tâm niệm lành, một hành động tốt đẹp sẽ cho ta kết quả an vui, hạnh phúc. Ngược lại, tâm mang niệm ác, hành động xấu xa sẽ chuốc lấy khổ đau. Cho nên, muốn tránh khổ đau, cầu an lạc con người phải tự luyện lọc tâm tánh, sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động tự nơi thân.

Nhiều mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đá có vầng hào quang chiếu xung quanh tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của đức Thế Tôn. Từ khi đắc đạo dưới gốc cây Bồ đề đến ngày nhập diệt, Đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ, mang theo ánh Đạo vàng truyền giáo cho chúng sinh. Nơi đâu có sự chiếu soi của ánh Đạo vàng thì tà giáo lui xa và tan biến.

Dân gian ta vẫn có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, thờ cúng tượng Phật để được ngọn đèn trí tuệ của Ngài soi sáng.

Đá cẩm thạch màu trắng đục, độ bóng cao
Ý nghĩa tượng Phật Niết Bàn

Riêng về tượng đá Phật Thích Ca Niết bàn (Ngài nằm theo dáng kiết tường) là biểu tượng mang ý nghĩa sâu sắc cho một loại tinh thần, thánh cách của đức Phật. Niết bàn là phước huệ vẹn toàn, đạt đến cảnh giới bất sinh bất diệt.

Các mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đá

Các mẫu tượng Thích Ca Mâu Ni đều có cách nhận diện chung là một nhà tu sĩ tóc búi tó hoặc các cụm tóc xoắn ốc. Đức Phật có khuôn mặt tròn đầy, ấn đường có bạch hào, tai dài tròn đầy đặn, mắt mở 3/4, cổ cao ba ngấn. Có nhục đỉnh khế trên đầu tượng trưng cho trí tuệ.

Phật Tổ thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ. Nếu tượng điêu khắc hở ngược thì trước ngực không có chữ “VẠN” – đây là điểm để dễ dàng phân biệt với tượng A Di Đà bằng đá.

Tư thế tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phía trên là những điểm chung về tư dung, trang phục của tượng, còn về tư thế có thể thay đổi tùy theo yêu cầu, ý nghĩa cụ thể mà người thỉnh tượng mong muốn.

Tượng đá xanh đẹp, độc đáo với tư dáng đa dạng của đức Phật
Tượng Phật làm từ đá xanh Ấn Độ

Phật Thích Ca ngồi tọa thiền

Tượng Phật Thích Ca bằng đá ngồi trên tòa sen, trên đầu có nhục kế. Bạn nên chú ý, cùng một tư thế ngồi nhưng cũng có nhiều kiểu khác nhau.

  • Kiểu thứ nhất, ngồi kiết già: 2 bắp chân sẽ bắt chéo nhau, mu bàn chân này đặt lên bắp đùi bàn trên kia và ngược lại.
  • Kiểu thứ hai, ngồi bán già: Bàn chân phải đè lên bắp chân bàn chân trái hoặc ngược lại.
  • Kiểu thứ ba, ngồi ỷ tọa: Để hai chân duỗi xuông xuống.

Tượng Phật đứng

Trong Phật giá, tượng đức Thích Ca đứng bằng đá còn gọi là “chiên đàn tượng Phật”. Hình ảnh mô phỏng lúc Ngài còn tại thế, đi du hành và truyền giáo khắp nơi.

Tượng Thích Ca dáng nằm

Đức Phật nằm nghiêng sang phải, hai chân duỗi thẳng, tay trái duỗi theo thân, đặt lên trên chân trái, tay phải gối đầu (hoặc chống đầu). Tư thế tượng này tái hiện hình ảnh Phật Thích Ca tiếp để tử trước khi nhập Niết Bàn. Vì vậy còn được gọi tượng Phật Thích Ca Niết bàn bằng đá.

Hình dáng tượng Thích Ca nằm nhập Niết Bàn
Phật Bổ Sư Thích Ca nhập Niết Bàn

Các mẫu bắt ấn tay

Các mẫu tượng phật Thích Ca bằng đá còn có sự đa dạng về thủ ẩn trên tay của Ngài. Sau đây là 3 cách thủ ấn thường gặp nhất.

Ấn Thiền (Dhyana Mudra)

Hai tay đặt trong lòng, mặt sau của bàn tay phải đặt trên lòng bàn tay trái, các ngón tay cái sẽ chạm vào nhau, tạo thành hình tam giác. Thủ ấn này là biểu tượng của thiền, nó cũng tượng trưng cho trí tuệ và sự giác ngộ.

Tượng bằng đá xanh Ấn Độ tạo nên thẩm mỹ vô cùng đặc biệt
Phật Thích Ca bằng đá xanh, dáng ngồi, dáng tay để Thiền Thủ ấn

 Chuyển pháp Luân ấn (Dharmacakra-mudra)

Thủ ấn này còn có nhiều tên gọi khác như: Kim cương luân ấn, Pháp luân ấn, Thắng nguyệt Cát tường Pháp luân ấn, Thuyết pháp ấn.

Tượng Phật Thích Ca bằng đá ngồi trên tòa sen, ngón cái và ngón trỏ tay phải chạm vào nhau để tạo thành vòng tròn. Ba ngón tay còn lại chạm nhau, hơi cong và hướng đầu ngón tay lên trên, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Tương tự với bàn tay trái nhưng hướng lòng bàn tay vào trong. Đầu ngón giữa bàn tay trái có thể chạm vào đầu vòng tròn ở bàn tay phải. Hai tay đặt ở vị trí trước ngực tượng trưng cho bánh xe chân lý.

Hai mẫu tượng bằng đá cẩm thạch trắng, trang phục, cách bắt ấn khác nhau
Chuyển Pháp Luân và Xúc Địa là hai thủ ấn quen thuộc của đức Thích Ca

Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)

Đây cũng là cách bắt ấn thường thấy của các mẫu tượng Phật bằng đá. Tượng Thích Ca ngồi kiết già, bàn tay phải giơ lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay hướng ra ngoài, ngón tay hướng lên trời. Bàn tay trái để xuôi theo tư thế tọa thiền hoặc đặt trong lòng, bàn tay mở và hướng lên trên.

Ở các mẫu tượng Như Lai đứng, tay phải hướng lên trời, cao ngang tầm mũi hoặc thấp hơn, bàn tay mở, lòng bàn tay hướng về phía trước. Tay trái duỗi xuống, dọc theo bên đùi trái, lòng bàn tay ngửa về phía trước.

Tượng bên trái để trong tư thế vô úy thủ ấn
Tượng Thích Ca bằng đá đẹp

Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)

Đây là thủ ấn tượng trưng cho giai đoạn đức Thích Ca đi thuyết giảng, truyền bá Phật giáo. Giáo hóa thủ ấn đầu ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải của bức tượng sẽ chạm vào nhau tạo thành vòng tròn. Đó chính là tượng cho dòng năng lượng, giáo lý được truyền đạt liên tục. Các ngón tay còn lại hướng lên trời, hơi cong. Bàn tay trái sẽ để ngang bụng, ngửa lên trên.  

> Xem thêm: Các mẫu tượng Phật Quan Âm bằng đá tự nhiên nguyên khối đẹp

Giá tượng Phật Thích Ca bằng đá

Muốn mua, thỉnh tượng Phật vấn đề mà các quý sư thầy, phật tử, người công đức quan tâm nhất là giá thành. So với các loại tượng Phật làm từ chất liệu khác, tượng đá thường có giá cao hơn. Mức giá cao hơn thì chắc chắn dòng sản phẩm này sẽ có nhiều điểm ưu việt hơn.

Các loại đá tự nhiên có độ bền vượt trội, thậm chí là “vĩnh cửu”. Một chất liệu không e ngại điều kiện thời tiết ngoài, trời, chính sự tác động của năng, mưa càng giúp cho quá trình phong hóa thêm hoàn hảo, chất liệu đá càng thêm sáng bóng, bền đẹp.

Hai mẫu tượng một có tòa sen và một không có
Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi tọa thiền giá tốt

Tính thẩm mỹ đẹp, đa dạng và độc nhất vô nhị của đá cũng là cộng cực kỳ lớn. Trên cùng một khối đá không có bất kỳ hoa văn, đường vân của mặt cắt nào giống với mặt cắt nào. Hơn nữa, đá tự nhiên còn có sự đa dạng về màu sắc từ trắng, xanh, vàng đến đen, nâu đỏ, cam carot,….

Giá bán tượng Phật Thích Ca bằng đá hiện nay khá đa dạng, chủ yếu là vì sự dao động về kích thước cũng như sự phong phú về chất liệu và kiểu dáng. Ngoài ra còn có những yếu tố phụ như tay nghề thợ, các chi tiết đi cùng như tòa sen, viền tay áo, bệ thờ, khoảng cách vận chuyển, dịch vụ lắp đặt,…. Và mức giá cũng sẽ chênh lệch giữa các đơn vị cung cấp.

Kích thước tượng đá Thích Ca Mâu Ni Phật

Điển hình như tại Cơ sở chế tác tượng Đá Thiên Sơn, chúng tôi có đủ các kích thước tượng Phật Thích Ca bằng đá từ nhỏ đến lớn. Tượng thờ trong nhà kích thước dưới 1m, chủ yếu là các pho tượng ngồi.

Tượng cỡ lớn đặt ngoài trời, phổ biến là từ 1 – 10m. Tùy theo nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ tạc những pho tượng đúng với kích thước yêu cầu. Thậm chí có thể cao hơn những con số trên.

Hiện nay, mẫu tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á nằm tại chùa Phật Quốc Vạn Thành (Bình Phước), chiều cao lên đến 73m. Tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam chính là pho tượng đức Bổn Sư Thích Ca nhập Niết bàn tại chùa Hội Khánh (Bình Dương). Pho tượng dài 52m, cao 12m và an vị trên độ cao 23m so với mặt đất.

Chất liệu làm tượng Phật Tổ bằng đá

Từ cổ chí kim và từ khi ngành điêu khắc ra đời, đá là nguyên liệu được ưa chuộng nhất để tác tượng, nhất là sản phẩm tượng Phật, tượng linh thú và đồ thờ. Để điêu khắc tượng Phật Thích Ca bằng đá chúng ta có những đề cử sáng giá như: đá xanh rêu, xanh đen, đá đen, đá cẩm thạch màu vàng, trắng, cam, canxi vàng,….

Mỗi chất liệu lại có ưu điểm và giá trị riêng, mức giá sẽ không giống nhau. Cùng một kích thước nhưng tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng cẩm thạch sẽ khác với đá xanh hay đá đen.

Tượng bằng đá sa thạch, đức phật ngồi kiết già
Tượng bằng đá sa thạch điêu khắc gương mặt đức Phật vô cùng tinh xảo

Tay nghề thợ điêu khắc

Đá là chất liệu cứng không có đặc tính mềm dẻo như gỗ nên việc tạo hình sẽ khó khăn hơn. Đòi hỏi người tạc tượng phải có kinh nghiệm, tay nghề cao. Bởi vì chỉ vần sai sót một chút cũng có thể khiến cả công trình bị hủy hoại.

Thích Ca Mâu Ni cũng là vị đứng đầu chư Phật, thân diện hội tụ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp phi phàm, chiếm có. Phải là những nghệ nhân lâu năm, có tay nghề khéo léo bậc nhất, am hiểu về vị Phật này mới có thể tạo ra bức tượng có tường hảo. Giá công điêu khắc của họ cũng sẽ khác với những người thợ tay ngang.

Để nhận báo giá tốt và hợp lý, đồng thời sở hữu những pho tượng Phật Thích Ca bằng đá đẹp nhất hãy liên hệ ngay với Đá Thiên Sơn qua số HOTLINE 0912 465 656.

Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thờ ở đâu?

Đặt tượng thờ ở chùa

Trong các ngôi chùa Phật Giáo Bắc tông Đại Thừa, đức Thích Ca được đặt ở chính giữa chính điện. Nhiều ngôi chùa sẽ thờ tượng tam thế Phật ngồi ngang hàng. Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ ngụ ở chính giữa. Bên phải của Ngài là Phật A Di Đà và bên trái là tượng Di Lặc Bồ Tát bằng đá. 3 vị Phật này được diện cho hiện tại – quá khứ – tương lai nên được gọi là Tam Thế Phật.

Lại có nhiều ngôi chùa đặt bên cạnh tượng Phật Thích Ca bằng đá hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, đứng bên trái) và A Nan Đà (gương mặt trẻ, đứng bên phải). Đây là 2 đại đệ tử của đức Phật khi Ngài còn tại thế.

Bên cạnh đó tượng của đức Như Lai còn được đặt ở ngoài trời, tại những vị trí trang nghiêm, tôn kính nhất trong khuôn viên chùa.

> Tham khảo thêm: Mẫu tượng chú tiểu bằng đá đặt trong khuôn viên các ngôi chùa

Mẫu tượng Phật niết bàn bằng đá trắng tự nhiên
Tượng nằm kiết tường đặt ngoài trời, vị trí trang trọng trong sân chùa

Thờ tượng Phật Thích Ca bằng đá tại nhà

Vị trí đặt tượng ngoài trời: khu vườn sân sau, vườn Bàn thờ, khu vực thiền trong sân vườn, tượng phật tọa thiền trên hồ sen, đặt trước hiên nhà, vị trí sân trước của ngôi nhà,….

Vị trí đặt tượng trong nhà: Bàn thờ, một số kệ cao, bệ cao, vị trí đối diện cửa chính,…

Tượng phật đặt ngoài ban công, xung quanh thiết kế tiểu cảnh đẹp
Tượng Phật đạt ở không gian thiền với tiểu cảnh xanh

Chú ý khi đặt tượng Phật Thích Ca bằng đá tại nhà riêng:

  • Chọn những vị trí trang nghiêm, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng và phải thanh tịnh để đặt tượng nhằm phát huy công dụng cảm hóa, an lạc.
  • Nên để của Đức Phật hướng về phía Đông. Bởi trong quan niệm Phật Giáo, đức Phật đón năng lượng mặt trời để giác ngộ.
  • Tuyệt đối không đặt tượng phật ở gầm cầu thang, trên hành lang, cũng không được đặt đối diện phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh,… hay những nơi xú uế.
  • Thường xuyên lau chùi, dâng lễ cúng dường đức Phật để tỏ lòng thành, sự tôn trọng dành cho đức Phật Thế Tôn.

Thỉnh mua tượng Phật Thích Ca bằng đá ở đâu?

Rất nhiều các vị Trụ trì, các Quý sư thầy, Phật tử tại Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Hưng Yên và nhiều tỉnh thành khác trên khắp cả nước tin tưởng và lựa chọn Đá Thiên Sơn. Sản phẩm không chỉ đảm bảo chuẩn chất liệu đá tự nhiên 100%, báo giá tốt, mà còn có điêu khắc cực kỳ tinh xảo, thể hiện được tướng hảo, nét phúc hậu và truyền tải được năng lượng từ bi, hỷ xả đến tất thảy những người chiêm bái.

Đối với các nghệ nhân Đá Thiên Sơn mỗi pho tượng là một kiệt tác mà chúng tôi đặt để mọi tâm huyết và lòng thành kính đối với đức Thế Tôn. Đặt cái tâm vào từng đường nét tạo tác, chỉn chu và tỉ mỉ để mang đến cho khách hàng những bức tượng Phật Thích Ca bằng đá thực sự có hồn, truyền đạt được những giá trị thiêng liêng của đạo Phật.

Hai mẫu tượng Thích Ca bằng đá trắng, thủ ấn khác nhau
Cung cấp mẫu tượng đẹp, đa dạng
Tượng Ngài Thích Ca đang chuẩn bị điêu khắc phần đế
Mua tượng chế tác tại xưởng

Ngoài ra, Thiên Sơn còn cung cấp rất nhiều mẫu tượng Phật bằng đá, tượng con giống đá, cột đá, lan can đá, chiếu rồng đá hay các sản phẩm mộ và lăng mộ bằng tự nhiên cao cấp, có báo giá vô cùng hợp lý. Tượng được tạo tác với đủ mọi kích thước, đa dạng về chất liệu. Đồng thời chúng tôi cũng nhận điêu khắc tượng theo yêu cầu, đáp ứng tốt tất cả mong muốn của bạn.

Cùng với sản phẩm chất lượng là dịch vụ thi công, lắp đặt chuyên nghiệp. Tượng sẽ được vận chuyển đến tận nơi, tiến hành lắp đặt, thi công theo đúng yêu cầu. Các mẫu tượng đá lớn sẽ được Thiên Sơn bảo hành, bảo dưỡng trọn đời.

Nếu còn bất cứ vướng mắc, câu hỏi nào cần được tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin bên dưới. Đội ngũ chuyên viên cũng như các nghệ nhân của Công ty Đá Thiên Sơn luôn sẵn sàng phục vụ.

Thông tin chi tiết

Công ty TNHH MTV Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn

Hotline: 0912 465 656 (Mr. Dương)

Email: dathiensonnb@gmail.com

Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình

Xin kính chúc Quý vị sức khỏe dồi dào, phúc lộc an khang!

Đá Thiên Sơn – Tinh hoa đá Việt

Chất liệu

Đá trắng, Đá tự nhiên, Đá xanh rêu

Vị trí

Ngoài trời, Sân vườn

1 đánh giá cho Tượng Phật Thích Ca bằng đá

  1. Nguyễn Trang

    Mẫu tượng nhìn rất nguy nga, tráng lệ. Được làm tỉ mỉ, ch tiết

Thêm đánh giá