Tục tảo mộ là gì? Nên tảo mộ ngày nào?
Trong văn hóa Việt Nam, câu tục ngữ “cao nấm, ấm mồ” nhắc nhở con cháu về trách nhiệm chăm sóc mộ phần của tổ tiên. Tục tảo mộ vừa là bổn phận hiếu đạo vừa là cách thể hiện lòng thành kính với người đã khuất. Đây là nét đẹp truyền thống, giúp con cháu gắn kết với cội nguồn và bày tỏ lòng biết ơn. Vậy, theo quan niệm tâm linh, tảo mộ nên thực hiện vào ngày nào để giữ gìn trọn vẹn ý nghĩa?
Tục tảo mộ là gì?
Tảo mộ, còn được biết đến với tên gọi chạp mả, là một phong tục mang đậm nét văn hóa Việt Nam, thường diễn ra vào những ngày cận Tết. Đây là lúc con cháu sửa sang, quét dọn phần mộ của tổ tiên, giúp nơi an nghỉ của các bậc tiền nhân trở nên ngăn nắp, sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, tảo mộ không chỉ đơn thuần là công việc dọn dẹp mộ phần, mà còn là dịp để gia đình sum vầy, cùng nhau tưởng nhớ tổ tiên, và chia sẻ những câu chuyện, sự kiện đã trải qua trong suốt năm vừa qua. Thông qua phong tục tốt đẹp này, con cháu thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, đồng thời tạo nên tính gắn kết các thế hệ, giữ gìn và truyền tải giá trị tinh thần quý báu của dòng họ.
Việc tảo mộ được tiến hành thế nào?
Khi tiến hành tảo mộ, các gia đình thường chuẩn bị kỹ lưỡng cả lễ vật và công cụ cần thiết như nến, nhang, tiền vàng, nước, rượu, và trái cây. Trước tiên, người cao tuổi nhất trong dòng họ, người có uy tín, sẽ đại diện thắp nhang, đốt đèn, khấn vái và mời rượu để xin phép tổ tiên cho việc dọn dẹp mộ phần. Đây là nghi thức quan trọng để thể hiện sự tôn trọng và thành kính trước khi bắt đầu sửa sang mộ.
Sau khi hoàn thành nghi thức, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp phần mộ, nhổ cỏ, phát quang khu vực xung quanh và sơn phết lại mộ nếu cần, đảm bảo mộ phần luôn sạch sẽ và trang nghiêm. Sau khi phần mộ đã được chăm sóc kỹ lưỡng, họ sẽ trang trí thêm hoa, bày lễ vật lên mộ để mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Lễ vật tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, nhưng thường bao gồm trái cây, nhang, nước, trà, và rượu. Đối với những gia đình chuẩn bị lễ chay, có thể mang theo bánh, gạo, muối, chè, xôi; còn lễ mặn sẽ có thêm thịt gà luộc, giò, hoặc chân giò.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành việc tảo mộ, con cháu sẽ khấn vái, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên và mời ông bà về đoàn tụ, đón Tết cùng gia đình.
Nên tảo mộ vào ngày nào?
Tục tảo mộ thường diễn ra vào những ngày cuối năm, nhưng thời gian cụ thể có thể linh hoạt tùy theo từng vùng và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Việc này có thể được tiến hành sau lễ tiễn ông Công ông Táo và kéo dài cho đến chiều 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu là năm thiếu). Những người ở xa thường tranh thủ về sớm để hoàn thành nghi lễ này, trong khi các gia đình sống gần phần mộ tổ tiên thường dọn dẹp, sửa sang vào ngày cuối cùng của năm. Điều quan trọng là mọi công việc tảo mộ cần được hoàn thành trước thời khắc giao thừa, thể hiện sự chu đáo và tôn kính đối với tổ tiên, để gia đình sẵn sàng bước vào năm mới với lòng thành tâm và sự đoàn tụ.
Văn khấn tảo mộ tiết Thanh minh
Văn khấn tảo mộ tiết Thanh minh tại nhà
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
Hôm nay là ngày... tháng... năm...
Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., tuổi…, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Sau khi đọc xong bài vấn, gia chủ vái ba vái, chờ tuần hương sau đó hóa vàng, hạ mâm lễ để thụ lộc.
Văn khấn tảo mộ tiết Thanh minh tại nghĩa trang
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm Giáp Thìn (đọc ngày tháng âm lịch)
Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)
Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà bạn)
Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, cứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Sau khi đọc xong bài vấn, gia chủ vái ba vái, chờ tuần hương sau đó hóa vàng, hạ mâm lễ để thụ lộc.
Văn khấn tảo mộ ngày Tiết Thanh Minh dùng tại mộ phần
Bài văn khấn Âm phần long mạch theo sách "Văn khấn cổ truyền" của Đại đức Thích Thanh Tâm, NXB Thời đại:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: ...
Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).
Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).
Nhân tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.
Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Lưu ý: Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
Như vậy, dù cuộc sống ngày nay có hiện đại và bận rộn đến đâu, những phong tục tốt đẹp như tảo mộ vẫn luôn cần được duy trì và truyền dạy cho các thế hệ sau. Khi những giá trị truyền thống được gìn giữ và trân trọng thì con người mới có nền tảng vững chắc để phát triển trong xã hội đầy biến động. Chính vì vậy, phong tục tảo mộ chắc chắn sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt.
Đơn vị chuyên cung cấp, chế tác bia mộ đá uy tín
Tại Đá Thiên Sơn, mỗi sản phẩm đều được bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng. Đơn vị chuyên sử dụng các loại đá tự nhiên chất lượng cao như đá cẩm thạch, đá granite, đá xanh,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Đơn vị này chuyên cung cấp và chế tác từ những tác phẩm mang đậm tính tâm linh đến sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày.
Quy trình chế tác tại Đá Thiên Sơn không chỉ đơn giản là quá trình cắt, mài và điêu khắc mà còn là cả một hành trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và tận tâm của các nghệ nhân. Từng chi tiết nhỏ nhất trên các tác phẩm đá mỹ nghệ như tượng Phật, phù điêu hay các công trình lăng mộ đều được chăm chút cẩn thận. Những đường nét sắc sảo, uyển chuyển trong từng tác phẩm không chỉ thể hiện kỹ thuật điêu luyện mà còn chứa đựng tâm hồn và tinh hoa của người thợ.
Mọi nhu cầu tư vấn và đặt hàng vui lòng liên hệ:
+ Số điện thoại: 0912.46.56.56 (Mr. Dương)
+ Website: https://dathienson.vn
+ Địa chỉ: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
+ Google Map: https://goo.gl/maps/oTgvhgAe2SGfTg2D6