Đà Nẵng – Thành phố đáng sống với nhiều làng nghề truyền thống độc đáo

Nói về Đà Nẵng với danh xứng “thành phố đáng sống”, chúng ta có thể nói về một nơi hiện đại, với các tiện ích rất hữu ích cho cuộc sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh sự hiện đại đó thì các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng cũng rất nổi tiếng. Đá Thiên Sơn sẽ cho các bạn thấy rõ điều đó với bài viết sau.

Làng nghề truyền thống – một nét văn hóa đậm bản sắc riêng

Đà Nẵng, không chỉ nổi tiếng với các danh thắng như bài biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà hay cây cầu Rồng, mà còn là nơi gìn giữ nhiều làng nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Các làng nghề không chỉ là nơi tái hiện những giá trị lịch sử, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững.


lang-nghe-truyen-thong-o-da-nang-1

Vì vậy, khi nói về làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, chúng ta đang nói đến những giá trị văn hóa đặc sắc về lịch sử, về con người, và cả sự đóng góp to lớn cho kinh tế với các hoạt động du lịch phổ biến trong cuộc sống người dân nơi đây.

Các làng nghề truyền thống tiêu biểu của Đà Nẵng

Các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng có rất nhiều, ưu điểm là có sự đa dạng về nhiều loại hình nghề từ xưa, với các nét nổi bật về hoạt động, các sản phẩm được tạo ra. Bên cạnh đó, có nhiều nghệ nhân ở các làng nghề còn được vinh danh khắp cả nước. Có thể kể đến các làng nghề như sau:

1.Làng nghề điêu khắc đá Non Nước

Đây là làng nghề có địa điểm nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Làng nghề đã có từ rất lâu và được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Ngành nghề chính của các nghệ nhân và người lao động nơi đây là chuyên chế tác các sản phẩm có từ đá. Các loại đá có thể kể đến như đá cây, đá ong, đá cẩm thạch. Và từ đó, các sản phẩm tâm linh được tạo ra là những tạo tác có sự uy nghiêm và tôn kính như tượng Phật, linh vật phong thủy. Bên cạnh đó còn là những tạo phẩm phục vụ đời sống người dân như các đồ trang trí, hoặc các vật dụng sử dụng trong cuộc sống thường ngày như ly tách, chén, ấm nước, bát ăn…


lang-nghe-truyen-thong-o-da-nang-2

Điểm nổi bật của làng nghề này là tuổi đời đã hơn 400 năm. Các sản phẩm rất độc đáo và có nét tinh xảo gần như hoàn hảo. Do đó, nhiều sản phẩm đã được thị trường quốc tế công nhận, và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Đây là làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng mà khi nhắc tới, chúng ta còn được biết đến một địa điểm du lịch tâm linh cũng rất thu hút ở thành sống biển đáng sống này. Đó là chùa Non Nước Đà Nẵng.

>>> Xem ngay: Chùa Non Nước Đà Nẵng – Viên Ngọc Quý Của Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh

2.Làng nghề chiếu Cẩm Nê

Là một làng nghề truyền thống lâu đời tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những làng nghề nổi tiếng của miền Trung Việt Nam, chuyên sản xuất các loại chiếu thủ công. Làng chiếu Cẩm Nê có lịch sử hình thành từ hơn 500 năm trước, được coi là một làng nghề lâu đời bậc nhất ở Đà Nẵng.

Sản phẩm chiếu được dệt từ cói và sợi đay tự nhiên, kết hợp với kỹ thuật thủ công tinh xảo. Chất liệu cói được lấy từ những vùng nguyên liệu tốt nhất, giúp chiếu bền và mềm mại. Thường thấy ở các sản phẩm chiếu là các hoa văn truyền thống như hình rồng, phượng, hoa lá, hay các họa tiết cách điệu đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Các sản phẩm nổi bật với độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài mà không bị xù hay mục.

lang-nghe-truyen-thong-o-da-nang-3

Do đó, làng chiếu Cẩm Nê thường được nhắc đến trong các hội chợ, lễ hội tôn vinh làng nghề, góp phần quảng bá thương hiệu và văn hóa Đà Nẵng.

3.Làng nghề nước mắm Nam Ô

Đây là một làng nghề có thể khiến các du khách phương xa không lẫn vào đâu được, bởi mùi vị nước mắm quen thuộc mà các nghệ nhân nơi đây tạo ra. Chính công thức chế biến nước mắm nơi đây đã tạo ra những ưu điểm vượt trội, cả trong việc kinh doanh sản phẩm lẫn tạo dấu ấn du lịch cho thành phố.

Độc đáo nhất của làng nghề này là việc chỉ chọn nguồn nguyên liệu là cá cơm than để làm mắm. Và loài cá này phải được đánh bắt vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Mục đích chính là để có lượng protein tốt nhất trong sản phẩm, và mùi vị không thể tìm thấy ở bất cứ đâu.


lang-nghe-truyen-thong-o-da-nang-4

Với những du khách thăm quan, nơi đây sẽ là nơi cung cấp các thành phầm đặc biệt từ mắm để làm quà tặng đặc trưng cho mọi người, hoặc có thể sử dụng ngay trong gia đình, bên cạnh các bữa cơm kèm thực phẩm ngon miệng.

Vai trò của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng

Nói về vai trò của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, đây là di sản to lớn có đóng góp trong nhiều khía cạnh đời sốn và kinh tế của người dân địa phương. Có thể kể đến những vai trò như:

  • - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
    Các làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng chiếu Cẩm Nê, hay làng nước mắm Nam Ô lưu giữ những kỹ thuật, quy trình sản xuất độc đáo được truyền qua nhiều thế hệ. Vì thế, hoạt động truyền dạy nghề cũng được chú ý và quan tâm. Đây là nơi các thế hệ sau học hỏi và kế thừa những giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn di sản phi vật thể.
  • - Thúc đẩy hoạt động du lịch
    Các làng nghề đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhờ vào các sản phẩm độc đáo, không gian làng nghề và trải nghiệm thực tế quy trình sản xuất. Vì thế, việc gắn kết với các tour du lịch được đẩy mạnh. Nhiều công ty lữ hành tổ chức các tour tham quan làng nghề, góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng
  • - Đóng góp hiệu quả cho kinh tế địa phương
    Có thể nói rằng, các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã góp phần tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương, giúp cải thiện thu nhập và đời sống. Đi kèm với đó, hoạt động phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ cũng được phổ biến. Các sản phẩm từ làng nghề, như đá mỹ nghệ Non Nước, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế lớn.
lang-nghe-truyen-thong-o-da-nang-5
  • Đảm bảo sự phát triển bền vững

Từ khi xuất hiện cho đến nay, các làng nghề đều áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu tự nhiên, góp phần phát triển kinh tế xanh. Mục tiêu tái tạo cộng đồng vì thế được nâng cao đáng kể, làng nghề không chỉ là nơi sản xuất mà còn là nơi kết nối cộng đồng, giúp xây dựng tình làng nghĩa xóm và gìn giữ các giá trị truyền thống.

  • 4. Có sự gắn kết với các lĩnh vực khác

Có thể nói rằng, hoạt động của các làng nghề có sự hỗ trợ ngành giáo dục rất tốt. Các làng nghề có thể trở thành nơi học tập, nghiên cứu về văn hóa, kỹ thuật truyền thống. Do đó, khả năng đa dạng hóa sản phẩm văn hóa cũng được nâng lên tầm cao mới. Sản phẩm của làng nghề được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật, kiến trúc, quà tặng lưu niệm.

 

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng là một nét văn hóa và kinh tế độc đáo. Không chỉ tạo ra các sản phẩm nổi bật có sức thu hút về kinh tế, mà còn là một cầu nối bền vững giữa quá khứ và tương lai.

Và nếu nói đến làng nghề truyền thống, thì làng nghề đá Non Nước Đà Nẵng rất phổ biến và nổi tiếng với người dân cả nước. Bởi đó là nơi tạo ra các sản phẩm tâm linh bằng đá rất thu hút. Và nếu nói về tạo tác sản phẩm từ đá, chúng ta không thể bỏ qua một đơn vị cũng được đánh giá rất cao, đó là Đá Thiên Sơn.

Đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đá mỹ nghệ thiên nhiên uy tín

lang-nghe-truyen-thong-o-da-nang-6

Đá Thiên Sơn cung cấp một loạt các sản phẩm đá mỹ nghệ đa dạng, từ những bức tượng Phật, tượng danh nhân, đến những công trình kiến trúc quy mô lớn như lăng mộ, cổng tam quan, hay đồ thờ bằng đá. Từ khâu tuyển chọn, thiết kế mẫu mã cho đến quy trình sản xuất, đội ngũ của công ty luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đến tay khách hàng đều hoàn hảo nhất có thể. Bên cạnh đó, cam kết đem đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Mọi nhu cầu tư vấn và đặt hàng vui lòng liên hệ:

+ Số điện thoại: 0912.46.56.56 (Mr. Dương)

+ Website: https://dathienson.vn

+ Địa chỉ: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình

+ Google Map: https://goo.gl/maps/oTgvhgAe2SGfTg2D6

 
Lương Dương

Lương Dương

Nghệ nhân đá mỹ nghệ tài hoa với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Sinh ra trong gia đình truyền thống 7 đời làm nghề điêu khắc đá, anh mang đến những tác phẩm đá nghệ thuật độc đáo, tinh xảo, lưu giữ bản sắc văn hóa Việt.

Bài viết liên quan