Ai hiểu nhập Niết bàn là gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Nhập Niết bàn là gì?” chắc chắn chúng ta sẽ đến với Phật giáo, một tôn giáo lâu đời và rất nhiều tín đồ ở Châu Á. Đó là một trạng thái an yên hoàn hảo, là chốn xóa bỏ mọi dục vọng và hư vinh vẫn thường thấy ở loài người, hoặc trần gian. Với những bậc chân tu, cõi Niết bàn chính là đích đến cuối cùng.
Bản chất thực thụ của cõi Niết Bàn
Niết bàn cũng là cụm từ chủ đạo xuyên suốt Phật giáo và giáo lý nhà Phật. Với những ai tu hành, mọi khổ đau, nghiệp chướng của con người sẽ hoàn toàn được loại bỏ, sẽ không còn bất hạnh, mà chỉ là một thế giới thoát ly hoàn toàn với trần tục. Trong cuộc sống của người phàm trần, rất dễ nhận ra những đau khổ, muộn phiền, rắc rối, nghiệp chướng hay những cảm giác bế tắc không thể nào thoát ra được. Và tất cả đều bắt nguồn từ “Tham – Sân – Si”. Như thế, thế giới mà con người đang sống là một cõi với đầy những vướng mắc không thể nào có sự an yên.
Đối ngược với mọi thứ ở cõi phàm trần của loài người bình thường, đó chính là một cõi an yên Niết bàn. Là nơi mà xóa bỏ mọi dục vọng, dứt hẳn đau khổ, thoát ly những “Tham – Sân – Si”, và là nơi mà không còn muộn phiền.
Vậy nhập Niết bàn là gì? Nhiều người cho rằng nhập niết bàn là phải chết đi, phải thoát khỏi sự sống như một con người thì mới thành công. Không, không hề. Đó là một trạng thái tâm linh mà chỉ có thể tìm hiểu, dấn thân tu hành, tạo phước, và khi đạt tới cảnh gới nhất đinh, thì đó chính là bản thân người đó đã giác ngộ chân lý của nhà Phật, và đã thực sự nhập Niết bàn.
Vậy muốn đến cõi Niết bàn, phải làm gì?
Đây là câu hỏi mà rất rất nhiều người muốn tìm hiểu, vì hầu như trong số chúng ta, ai cũng hy vọng về một thế giới an yên mà Phật giáo đã nhắc tới. Phật giáo có 2 trường phái lớn, đó là Đại Thừa và Tiểu Thừa. Ở Phật giáo Tiểu Thừa, nhập Niết Bàn là bản thân con người thoát khỏi mọi yếu tố trần tục của thế gian, đi tìm một thế giới cô tịch, yên tĩnh, vắng lặng, và vô cảm với tất cả. Ở Phật giáo Đại Thừa, việc nhập Niết bàn lại được đẩy lên một tầng cao hơn, đó là con người không cần phải lánh xa mọi yếu tố phàm tục của trần thế như Tiểu Thừa, mà vẫn cứ sống trong nhân thế hiện tại, nhưng giữa nhân thế mà vẫn giữ được sự thanh tịnh của bản thân, cứu giúp người khác cũng được thanh tịnh, được giải thoát như mình thì không cần phải tự hỏi “Nhập Niết bàn là gì?”, mà chính bản thân đã làm được. Như chính bản thân Đức Phật Thích Ca, khi tu luyện từ người phàm trần và thành Phật, ngài vẫn không bỏ đi mà vẫn ở lại cuộc sống phàm trần, để độ tịnh và làm nhiều điều lượng thiện nhằm giúp đỡ, cũng như cảm hóa mọi người dần tiến tới cuộc sống tốt đẹp hơn, và đến với Niết bàn.
Dù có nhiều ý kiến, nhiều dòng Phật giáo khác nhau, thì tất cả đều quy về sự tu hành, hay có thể hiểu cách khác là thiền định. Thông qua tu hành hoặc thiền định, con người sẽ tiến dần đến việc loại bỏ gốc rễ của mọi đau khổ ở trần gian, là “Tham – Sân – Si”. Nói một cách khác dễ hiểu hơn nữa, con người chỉ có loại bỏ được các ham muốn trần tục, không vướng vào những ý muốn và suy nghĩ thường ngày vẫn hay xảy ra, thì lúc đó sẽ có câu trả lời cho câu hỏi: “Nhập Niết bàn là gì?”.
Ý nghĩa của Niết bàn với cuộc sống thường ngày
Không phải chỉ có Phật giáo mới liên quan tới Niết bàn, mà ngay trong cuộc sống thường ngày, bản thân chúng ta vẫn có thể nhận ra sự tồn tại của Niết bàn. Không cần phải bỏ cuộc sống bình thường để đi tu, không cần phải là một Phật tử thì mới có thể tìm kiếm cõi Niết bàn.
Một người bình thường vẫn có thể sử dụng chính tâm trí của bản thân để hướng về Niết bàn. Chúng ta có thể tìm cách loại bỏ những phiền muộn, đau khổ, suy nghĩ tiêu cực, những “Tham – Sân – Si”, tất cả là do chính bản thân chúng ta lựa chọn, khi phải đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Dĩ nhiên là mất rất nhiều công sức và đó là cả một quá trình. Nhất là khi con người phải đối mặt với những ham muốn tầm thường, những ước muốn không thành hiện thực, những buồn đau thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Và có thể kết hợp với việc niệm Phật, với các tượng đá về những vị Thần, vị Phật trong Phật giáo. Phật giáo chính là trong tâm của chúng ta. Khi đã làm được như thế, câu hỏi “Nhập Niết bàn là gì?” đã được chính bản thân chúng ta giải đáp.
Nơi uy tín với các tượng đá về Phật giáo
Nói về Niết bàn và Phật giáo, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc tôn thờ những vị thần thánh nhà Phật, như Phật Tổ Như Lai, Quan Âm Bồ Tát, các vị La Hán và Hộ Pháp nhà Phật. Việc xuất hiện các bức tượng đá về các vị Thần, vị Phật xưa nay vẫn rất hay thấy trong những nơi ở của con người. Và vì lý do đó, công ty Đá Thiên Sơn đã dành trọn tâm huyết trong việc phục vụ và thỏa mãn nhu cầu về Niết bàn và đạo Phật trong lòng mọi người.
Các sản phẩm của công ty được tạo tác từ những mẫu đá chất lượng nhất trên cả nước. Không chỉ có tay nghề điêu luyện, sức thẩm mỹ cực tốt, công ty còn đặt cả lòng thành khi tạo ra những bức tượng đá của Phật giáo.
Mọi người có nhu cầu, có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn và phục vụ tốt nhất:
+ Website: https://dathienson.vn
+ Số điện thoại: 0912.46.56.56 (Mr. Dương)
+ Địa chỉ: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
+ Google Map: https://goo.gl/maps/oTgvhgAe2SGfTg2D6